top of page
Rechercher

ĂN BÁNH MÌ MỐC CÓ SAO KHÔNG? TẠI SAO BÁNH MÌ BỊ MỐC?

  • Photo du rédacteur: Tiểu An
    Tiểu An
  • 4 déc. 2017
  • 3 min de lecture

Bánh mì bị mốc trắng, mốc xanh, mốc đen có ăn được không, tại sao bánh mì bị mốc. Làm thế nào để bảo quản bánh mì đúng cách?

Mình rất hay sử dụng bánh mì cho những bữa ăn sáng hoặc bữa ăn nhẹ, vì bánh mì thường tiện lợi có thể ăn kèm với sữa tươi, chấm sữa đặc, trứng opla, hay thậm chí là cả cá hộp nữa. vậy nên mỗi lần đi siêu thị mình thường hay mua nhiều bánh mì lát sandwish để sử dụng dần. Nhưng thực chất cũng không sử dụng hết vì nó sẽ bị mốc xanh, mốc trắng thậm chí là mốc đen nữa, có ai gặp tình trạng như mình chưa? Mình cũng có hiểu biết đôi chút về vấn đề này hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn nhé. Nếu như chẳng may ăn bánh mì mốc có sao không?

Tại sao bánh mì lại bị mốc?

Mốc được hiểu là loại vi khuẩn có họ với nấm, nên thực tế nếu như bạn quan sát sẽ thấy những đám mốc qua một chiếc kính hiển vi, bạn sẽ nhìn được đây là những hình ảnh của các cây nấm nhỏ có thân với các bào tử ở trên đỉnh. Thông thường những bào tuer này sẽ tạo ra màu sắc cho nấm. Chẳng hạn như ở màu xanh, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy dường như có sự pha trộn giữa màu xanh lá cây và màu xanh da trời trên bề mặt miếng bánh mì.

Nấm mốc trên bánh mì có độc không?

Do nấm mốc là những thành phần có thể gây hại khi xuất hiện ở những loại thực phẩm khác nhau, và nấm mốc cũng có hàng trăm loại khác nhau có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Trong một số trường hợp nấm mốc cũng tạo ra độc tố khiến cho con người, động vật bị bệnh.

Thông thường, độc tố aflatoxin trong nấm mốc là loại độc tố phổ biến nhất và thường xuất hiện ở những loại hạt hay ngữ cốc, mà bánh mì lại là loại bánh sử dụng nguyên liệu chính của những loại ngũ cốc này.

Ăn bánh mì mốc có sao không?

Như đã nói ở trên, bạn có thể thấy rằng bánh mì được làm từ bột mì hoặc ngũ cốc nếu như đã bị nấm mốc xâm nhập sẽ có khả năng gây ra độc tố. Tuy độc tố này có mặt ở nguyên liệu chế biến nhưng vẫn không thể bị tiêu diệt triệt để trong quá trình sản xuất bánh mì. Vậy nếu bánh mì đã mốc có ăn được không? Hay có thể cắt phần bánh mì mốc bỏ đi, phần không mốc còn ăn được không luôn là những thắc mắc của nhiều người.

Vậy nên mình trả lời luôn vấn đề này nhé. Đối với một chiếc bánh mì bạn quan sát thấy chỉ mốc ở phần bên trên, bạn nghĩ rằng cắt phần mốc bỏ đi là có thể sử dụng bình thường được? Nếu đã nghĩ như vậy tức là bạn đã có một sai lầm khá lớn.

Thực chất phần mốc mà bạn nhìn thấy trên bánh mì là phần đỉnh của mốc, do đó phần thân mốc có thể phát triển ra các rễ cắm sâu xuống bánh mì. Những độc tố có trong phần rễ này chính là nơi xuất hiện các độc tố và là môi trường để chúng phát triển nhanh chóng mà bạn không hề biết.

Bánh mì mốc trắng có ăn được không?

Tuy nhiên nếu vẫn muốn vớt vát một chút thì khi bánh mì bị mốc trắng và có phần màu xanh bên ngoài hơi hơi, bạn có thể cắt phần bỏ bánh bên ngoài, giữ lại phần ruột và nướng lại một lần nữa vẫn có thể sử dụng được vì loại mốc này chưa bị cắm sâu vào ruột bánh. Và mình thì không ủng hộ cho hành động này vì rất có thể chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Còn nếu trường hợp bánh mì đã mốc đen thì bạn đừng tiếc rẻ, hãy cho chúng vào thùng rác vì bánh mì đã hư hoàn toàn và khả năng ngộ độc rất cao.

Trên đây là chia sẻ của mình về ăn bánh mì mốc có sao không, hi vọng bạn sẽ tự biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình và bảo quản thực phẩm tốt hơn nhé. Chúc bạn luôn vui!


 
 
 

Comentários


Bánh mì

 de

Trung Nghĩa

112 Nguyễn Thị Thập, Quận 7, Tp HCM
Email: 086748362

Bánh mì Trung Nghĩa, thương hiệu bánh mì thơm ngon nổi tiếng Sài Gòn, với truyền thống 30 năm làm bánh mì từ đầu bếp tài ba Trung Nghĩa

  • Facebook Basic Black
  • Twitter Basic Black
  • Google+ Basic Black

© 2023 par Mon Journal Régime. Créé avec  Wix.com

bottom of page