Đi từ lịch sử của loại bánh mì Sài Gòn nổi tiếng khắp thế giới
Như chúng ta đã biết, loại bánh mì Sài Gòn, với nhân kẹt thịt rau, trứng… tuy bình dị với chúng ta nhưng nó đã nổi tiếng khắp thế giới, và được rất nhiều người yêu thích món bánh này, còn vơi người dân Việt thì nó gần như không thể thiếu, vậy chúng ta đã biết gì về nó, cùng Bánh mì Trung Nghĩa đi tìm hiểu nhé
Bánh mì kẹp sài gòn, hay còn gọi là bánh mì kẹp thịt , bánh mì thịt kiểu Việt Nam hoặc bánh mì Sài Gòn, là một loại bánh mì ổ dài làm bằng bột mì thông thường (và có thể có bột gạo. Loại bánh mì này xuất phát từ bánh mì Baguette của người Pháp đem vào Việt Nam. Theo thời gian, người Sài Gòn đã sáng tạo, chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 20–40 cm. để thêm hương vị cho món bánh này, và khiến nó trở nên ngon hơm, Ổ bánh mì biến chế và thêm nhân thịt, trứng, rau sống và nước sốt, nó trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn bình dân của người Sài Gòn.với nhiều người, đây là bữa sáng ngon, nhanh gọn và nhẹ, Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì sài gòn có tên gọi khác nhau. Đây là một loại thực phẩm lâu đời thông dụng trong miền Nam Việt Nam, được phổ biến cả nước và giờ đây nó nổi tiếng ra cả nước ngoài
Ban đâu nó chỉ có ý nghĩa là bánh ăn nhẹ, tuy nhiên Bánh mì giờ đây là món ăn nhanh buổi sáng (và tối) cho giới học sinh, sinh viên và người lao động bởi vì có giá thành phù hợp. Tuỳ từng địa phương ở Việt Nam mà bánh mì kẹp có thể được sử dụng thay thế cho bữa sáng, hoặc như một món ăn nhanh vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Thời kỳ phát triển của bánh mì Sài Gòn
Sau năm 1975, Nghiều người Việt Nam theo diện di cư hoặc vượt biên tới Mỹ, Úc, Canada và định cư ở đó, họ mang theo cả nét văn hóa làm bánh mì sài gòn theo, và trở nên phổ biến tại những quốc gia sở tại.
Thành phần chính của bánh mì Sài Gòn
Nguyên liệu chính làm lên bánh mì Sài gòn gồm lớp vỏ và nhân. Vỏ bánh thường được làm từ lúa mì, nếu ăn không nó tương đối khố và khó ăn
Phần nhâ được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau, nhưng có 3 thành phần chính, thịt trứng, rau sống và nước sốt
Thịt thường là thịt động vật: thịt lợn quay, thịt băm hầm với gia vị, thịt xíu mại, Pa tê gan, lạp xường, cá mòi, phô mai, trứng rán , xúc xích kiểu Việt Nam, thịt gà, chả, thịt nguội, bì, bơ, mỡ hành …
Rau sống : dưa chuột thái mỏng, rau mùi (ngò), đồ chua, dọc hành, hành tây, húng thơm, v.v.
Phần Nước sốt, gia vị: xì dầu, nước mắm, nước tương, tiêu, nước sốt, bột canh, tương ớt v.v.
Nhận sét từ các chuyên gia nước ngoài
Theo đánh giá của một số báo chuyên về ẩm thực của nước ngoài thì bánh mì kẹp thịt , bánh mì sài gòn của Việt Nam là món ăn có hương vị và đặc điểm tương phản: vỏ ngoài giòn rụm nhưng ruột bên trong lại xốp mềm, còn nhân bánh vừa đậm đà lại vừa cay nồng. , kết cấu miếng thịt và độ giòn khi cắn mới còn thú vị hơn mùi vị của miếng thịt kẹp trong bánh. Thành phần dinh dưỡng trong món bánh cũng rất cao, khi có đầy đủ các yêu tố năng lượng trong một món bánh
Comments